1. Các kiếu EQ căn bản:
Kỹ thuật áp dụng trong các mạch EQ thường là các mạch lọc tần số, với sự tiến bộ trong việc thiết kế mạch, các mạch lọc tần số ngày nay rất đa dạng và đa năng.
 Trong âm thanh các mạch lọc thường hoạt động trong dãy âm tần từ 20Hz ~ 20KHz.
Nguyên lý chung của các mạch lọc bao gồm.
a. không lọc tần số: một tín hiệu bất kỳ đưa vào mạch lọc thế nào, thì nó đi ra thế đó.
Cụ thể như là các chức năng EQ Bypass, EQ In/ Out.
b. tần số lọc: là bao nhiêu tùy theo nhu cầu thực tế sử dụng và vị trí đặt các bộ lọc mà người thiết kế là ra những bộ lọc có những dãy tần số khác nhau. Mỗi dãy tần được gọi tên một tần số đại diện, tần số đại diện có khi là tần số trung tâm của dãy tần số đó, có khi là tần số thấp nhất trong dãy tần đó, có khi là tần số cao nhất trong dãy tần đó.
c. Lọc cắt hay lọc cho qua: các chức năng như Low cut/ HPF ( high pass frequency) được hiểu như lọc bỏ tần số thấp cho tần số cao đi qua, hoặc LPF ( low pass frequency) / Hi cut, mạch này ngược
lại với mạch trên lọc bỏ tần số cao giữ lại tần số thấp.
- có khả năng nâng lớn hoặc giảm nhỏ ( boot/cut) các dãy tần đã lọc: ±3 dB, ±6 dB, ±12 dB.
- có khả năng thay đổi được tần số nào muốn lọc ( sweep frequency ).
- có khả năng thay đổi được độ rộng / hẹp của dãy tần muốn lọc ( bandwidth).
- kết hợp được tất cả các chức năng trên
* equalizer hoàn toàn có khả năng như một mạch crossover tích cực chỉ khác nhau là sự cắt giảm tần số không mạnh mẽ (±3 dB, ±6 dB, ±12 dB) như môt crossover (±18 dB, ±24 dB).

a. Shelving EQ: độ dốc thoai thoải
Loại này thường thấy ở c1c mạch điều chỉnh tone, mạch bass treble đơn giản trong các ampli karaoke gia đình, trong các kênh của những mixer nhỏ, rẻ tiền có 1 hoặc 2 nút điều chỉnh.
Đặc điểm về ảnh hưởng của mạch này như sau:
Tần số 1KHz là mốc để chia dãi âm tần ra làm hai, từ 1KHz đến 20KHz là treble. từ 1KHz đến 20Hz là phần bass, mỗi phần được điều chỉnh bằng 1 nút. tần số xác định nút treble thường cách xa tần số 1 KHz về phí tần số cao, thường là 8KHz, 10KHz, 12KHz. tần số xác định tần số bass thường cách xa tần số 1KHz về phí tần số thấp, thưởng là : 60Hz, 80Hz, 100Hz.
Khi tăng nút bass hay nút treble lên khu vực tần số xác định cho nút đó tăng mạnh mẽ và sẽ ít tăng hơn dần dần cho đến tần số 1KHz, khi giảm cũng tương tự.
Khi không có sự tăng giảm xảy ra thì đáp tuyến tần số ở ngõ ra xem như đồng dạng với đáp tuyến tần số ở ngõ vào ( thường mạch dạng này ít có chức năng EQ  In/ Out đi kèm).
Mức độ tăng giảm cho các mạch EQ dạng này thường là: ±3 dB, ±6 dB  hoặc  ±12 dB.
ta thấy rằng tần số 1KHz thường ít bị ảnh hưởng trong sự tăng giảm. Trong trường hợp này nếu muốn tăng giảm được tần số 1KHz ta phải kết hợp 2 nút với cả sự điều chỉnh Gain.

b. Peak/ Dip EQ: tạo đỉnh trũng trong đáp tuyến.
Khi tăng ta tạo ra trong đáp tuyến tần số một đỉnh nhọn và khi giảm tạo ra một đỉnh sâu.
Tần số trung tâm có ảnh hưởng mạnh nhất khi ta tăng hoặc giảm. các vùng tần số lân cận của tần số trung tâm cũng được ảnh hưởng nhưng ít hơn và càng xa tần số trung tâm càng ít ảnh hưởng dần. Xa trung tâm bao nhiêu thì không còn ảnh hưởng, điều này phụ thuộc vào hàng số ” Q ", một thông số đại diện cho độ rộng dãy tần ( bandwidth). Thông số này tỉ lệ nghịch với octave. Q càng lớn dãy tần càng hẹp.
Peak / Deap EQ thường thấy ở các vị trí điều chỉnh các dãy tần số giữa Mid-range, mỗi cần gạt trên graphic equalizer được thiết kế dạng peak/ Deap và có Q=1octave, 2/3 octave, hoặc 1,3 octave.  

c. Mạch lọc cắt bỏ/ mạch cho qua
Thường được thiêt kế tại các ngỏ input của các mixer và ta cũng thấy trong EQ khác, Graphich EQ, Parametric EQ,
Hầu hết các mạch lọc Low cut có nghĩa là cắt bỏ các tần số cực thấp không cần thiết cho tiếng ca hoặc các nhạc cụ tần số cao.
Low cut hay còn gọi là Hi pass. tần số được chỉ ra trên mạch lọc là tần số ranh giới giữa phần bị cắt và phần được cho qua. tần số này là tần số cố định hoặc cũng lựa chọn được theo ý riêng.

d.Mạch lọc 2,3,4 kênh:
Đây là mạch kết hợp  giữa Shelving và Peak/ Deap thường thấy trong các kênh của mixer hay trên các thiết bị xử lý tín hiệu.
-Nếu là 2 kênh thì đó là mạch Shelving với 2 nút chỉnh là: 80Hz, 120KHz.
-Nếu mạch 3 kênh: Hi ( 8KHz) , Low ( 100Hz) là Shelving và Mid ( 2KHz) là peak/ Deap.
- Nếu mạch 4 kênh: Hi (10KHz), Low (63Hz) là Shelving, Hi-Mid ( 2 KHz ) và Low-Mid (400Hz) là Peak/ Deap.
Các tần số được chỉ định ra cho các nút điều chỉnh là tần số được cố định bởi nhà sản xuất.

e.Mạch lọc quét tần số:  
Mạch lọc quét tần số là mạch lọc 2 hoặc 4 kênh. điểm khác nhau là ở dãy tần số giữa thay vì tần số trung tâm cố định thì mạch quét cho ta có thể chọn và thay đổi tần số trung tâm trong 1 vùng tần số rộng hơn.

f. Graphic Equalizer:
là một bộ lọc nhiều kênh, m64i kênh được đại diện bởi 1 tần số, garaphic equalizer có ít nhất 10 kênh.
Mỗi kênh được đặt bằng tần số trung tâm mà nó phụ trách độ rộng ảnh hưởng ở hai bên tần số trung tâm được hiểu theo khái niệm octave. Bộ lọc 10 kênh thì độ rộng ảnh hưởng của mỗi kênh là 1 octave, lúc đó 10 kênh sẽ bao trùm lên toàn bộ dãy âm tần gồm 10 octave.
Bộ lọc 15 kênh thì độ rộng ảnh hưởng của mỗi kênh là 2/3 octave, lúc đó 15 kênh sẽ bao trùm lên toàn bộ dãy âm tần ( gồm 10octave).
Bộ lọc 30 kênh thì độ rộng ảnh hưởng của mội kênh là 1/3 octave, lúc đó 30 kênh sẽ bao trùm lên toàn bộ dãy âm tần.
Graphic Equalizer là một công cụ rất thường dùng trong các hệ thống âm thanh nhưng nó không thể thay thế, không thể bù đắp cho một thiết kế sai hoặc một không gian không được xử lý âm học tốt.
* Tổng quát về việc điều chỉnh Equalizer: 
Những khía cạnh gần như không thể chỉnh sửa bằng 1 EQ.
- Không làm thay đổi được độ cao của âm thanh.
-không làm thay đổi được cấu trúc harmonic của âm thanh cụ thể như:
+
nếu có 1 ai đó hát hay chơi 1 nhạc cụ bị lệch tone.
+Không thể dùng 1 EQ loại bỏ đặc tính ngân vang ( sustain) của một âm thanh hay tiếng vang của không gian.
Một khí cạnh mà hoàn toàn có thể dùng 1 EQ để chỉnh sửa .
Quân bình sự mất cân đối trong cấu trúc harmonic của một âm thanh, các giảm các harmonic vượt trội, nâng các harmonic có xu hướng suy giảm.
FEEDBACK CONTROL : Khống chế hiện tượng feedback bằng  graphic equalizer 31 band ( 1/3 octave).
-Bất kỳ một hệ thống âm thanh nào khi lắp xong, ít khi nó có một đáp tuyến bằng phẳng, đáp tuyến của nó là sự kết hợp đáp tuyến của tất cả các thiết bị và cuối cùng là với căn phòng.
 -Khi ta tăng gian hệ thống, đỉnh cao nhất trong đáp tuyến có xu hướng tạo ra feedback trước rồi tiếp tục đến các định kế tiếp.
* ta qua tuần tự các bước sau:
+ tất cả các cần gạt đưa về vị trí giữa ( 0dB) sau đó ta tăng cường độ của hệ thống lên từ từ cho tới khi xuất hiện tiếng hú đầu tiên.
+ tìm ra cần gạt có các tần số tương ứng với tiếng hú giảm từ từ những cần này đến khi tiếng hú ngưng.
+ Tiếp tục tăng cường độ đến tiếng hú thứ 2, giảm nhẹ cần gạt trên EQ có tần số tương ứng.
+ Tiếp tục lặp đi lặp lại cho đến khi ta tăng cường độ lên mà tiếng hú không còn.
Đến đây cường độ của hệ thống tăng lên đáng kể, mức cường độ đạt mức cao nhất , ta cần giảm lại cường độ xuống để có một hệ thống hoạt động ổn định

CHỨNG NHẬN




THÔNG TIN MỚI
  • Loa Treble dùng cho model ACT-D8M

    ACT-D8M là một hệ thống loa thụ động có độ nhạy cao đầy đủ hai chiều, nó nhỏ gọn và linh hoạt. Công suất lớn




Lượt truy cập

Web
Analytics